Điện thoại Android sau một thời gian sử dụng thì hiệu suất, tốc độ xử lý và hiệu năng sẽ giảm theo thời gian. Cấu hình điện thoại cao hay thấp đều bị ảnh hưởng và dẫn đến điện thoại thường xuyên bị giật, lag. Hãy cùng thư viện thủ thuật Android tìm hiểu những cách tăng tốc điện thoại hiệu quả và tối ưu nhất.
Nguyên nhân điện thoại chạy chậm, hay bị đơ?
Nhiều người sử dụng điện thoại thường gặp tình trạng khi mở các ứng dụng như YouTube, Facebook thì tốc độ xử lý của điện thoại rất chậm, thường xuyên bị treo màn hình, treo ứng dụng… Có rất nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân chính gồm:
- Không đủ dung lượng bộ nhớ trên thiết bị: Bộ nhớ lưu trữ trên điện thoại còn lại quá ít hoặc bộ nhớ Ram quá thấp sẽ dẫn đến tình trạng điện thoại luôn chạy chậm.
- Quá nhiều ứng dụng hoặc chương trình đang mở: Nếu điện thoại bạn có cấu hình thấp mà mở cùng lúc quá nhiều app hay có nhiều ứng dụng chạy ngầm mà bạn không biết. Đây thường là nguyên nhân phổ biến làm điện thoại Android chạy chậm.
- Pin điện thoại bị chai hoặc bị lỗi: Pin điện thoại cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ xử lý trên Smartphone sử dụng hệ điều hành Android.
- Điện thoại đang chạy hệ điều hành Android phiên bản cũ: Nhiều người không chịu nâng cấp lên phiên bản Android mới nhất và làm điện thoại của mình luôn hoạt động chậm hơn thực tế.
- Điện thoại hay bị nóng máy: Điện thoại thường xuyên nóng hơn mức bình thường khi bạn chơi game, gọi video… cũng là nguyên nhân làm hiệu suất xử lý chậm.
Các cách tăng tốc điện thoại Android
Nếu bạn đang sử dụng điện thoại Android của bất kỳ thương hiệu nào, thì đây là những cách tăng tốc điện thoại đơn giản nhất gồm:
Cách 1: Khởi động lại thiết bị của mình
Cách khắc phục nhanh chóng và đơn giản nhất là chỉ cần khởi động lại thiết bị. Thao tác này có thể xóa bộ nhớ cache, tắt ứng dụng chạy ngầm trên điện thoại và giúp mọi thứ hoạt động trơn tru trở lại.
Chỉ khi điện thoại bị treo hay các ứng dụng không mở được bạn mới khởi động lại điện thoại của mình. Một điểm cần lưu ý nữa là trước khi khởi động lại điện thoại nên đóng toàn bộ các ứng dụng đang mở và kiểm tra dung lượng pin có đủ để điện thoại khởi động lại mà không bị tình trạng sập nguồn không.
Hầu hết các thiết bị Android cách khởi động lại điện thoại là giữ bấm và giữ nút nguồn khoảng 3 đến 5 giây, sau đó nhấn chọn dòng khởi động lại thiết bị của mình.
Cách 2: Tắt các ứng dụng không sử dụng
Đa tác vụ một số ứng dụng giúp bạn dễ dàng chuyển đổi giữa các công cụ khác nhau, nhưng cũng có thể có tác động đến hiệu suất. Hãy đóng các ứng dụng sau khi sử dụng xong để giảm bộ nhớ Ram cho điện thoại.
Việc mở ứng dụng trong một thời gian dài vừa tốn pin điện thoại và vừa giảm tuổi thọ pin và hiệu suất điện thoại bạn đang sử dụng.
Ví dụ như bạn thường xuyên xem Youtube và muốn xem tiếp phần còn lại video đó khi rảnh, thói quen này tuy tiện lợi nhưng lại ảnh hưởng đến hiệu suất và tốc độ xử lý của bộ nhớ Ram.
Để tắt 1 hay toàn bộ ứng dụng đã mở trên Android, bạn chọn nút hình vuông gần nút Home, sau đó chọn ứng dụng và sử dụng ngón tay lướt sang trái hay phải đều được.
Cách 3: Cập nhập phiên bản Android và giao diện điện thoại
Bạn nên thường xuyên kiểm tra các phiên bản cập nhật mới nhất trên điện thoại của mình. Ưu điểm của việc cập nhật phiên bản Android mới nhất vừa giúp bảo mật cao hơn, sửa các lỗi còn tồn đọng ở phiên bản trước và tối ưu hệ thống Android tốt hơn.
Thường thì bạn mở mục Cài đặt -> Giới thiệu điện thoại và kiểm tra phiên bản Android và phiên bản giao diện hãng điện thoại mình đang dùng.
Nếu có bản cập nhật nào mới thì nên update ngay nha. Lưu ý kiểm tra đường truyền wifi có ổn định không và lưu lượng pin khoảng trên 50% mới tiến hành thao tác cập nhập phiên bản mới cho điện thoại.
Tham khảo thêm: Những cách tăng tốc wifi trên điện thoại 2022
Cách 4: Dọn dẹp bộ nhớ điện thoại
Điện thoại chạy nhanh hay chậm phụ thuộc một phần vào bộ nhớ lưu trữ, thường các điện thoại đời cũ có bộ nhớ tương đối thấp chỉ 32gb hoặc 64gb dung lượng lưu trữ. Sau một thời gian sử dụng, các file như hình ảnh, ứng dụng sẽ làm tăng bộ nhớ và làm điện thoại chạy chậm hơn.
Cách tăng tốc điện thoại Android cơ bản nhất mà bạn nên thường xuyên áp dụng là tìm và xóa các hình ảnh mình đã chụp hoặc lưu trên mạng về máy, lựa các hình ảnh không quan trọng để xóa đi nha.
Một giải pháp khác là có thể lưu các hình ảnh, video, file tài liệu trên ứng dụng đám mây như Google Drive để giảm bớt dung lượng ổ cứng cho điện thoại.
Tìm và xóa các ứng dụng không cần thiết hoặc không sử dụng cũng là cách giảm bộ nhớ lưu trữ trên điện thoại và tăng tốc điện thoại Android tối ưu.
Để xóa hình ảnh, video trên Android, chúng ta tìm và mở App Quản lý tập tin và xem từng mục nhỏ như Ảnh, Video, Tài liệu, Nhạc… Tìm và xóa các file không cần thiết.
Để xóa các ứng dụng đã cài đặt trên điện thoại, bạn mở mục Cài đặt -> Ứng dụng -> Quản lý ứng dụng. Sau đó tìm và xóa ứng dụng không cần thiết.
Cách 5: Xóa bộ nhớ Cache trên điện thoại Android
Nếu điện thoại bạn đang chạy chậm mà cụ thể là việc mở hay sử dụng các app như facebook, zalo, Tik Tok chậm, xem video thường bị giật, lag thì cách tăng tốc điện thoại Android nhanh nhất là xóa bộ nhớ Cache các ứng dụng này.
Bước 1: Mở mục Cài đặt – > Ứng dụng
Bước 2: Tìm các ứng dụng hay bị chậm khi sử dụng, trong bài viết này mình chọn app TikTok, kéo xuống phía dưới và chọn dòng Xóa dữ liệu. Đây là thao tác xóa bộ nhớ Cache cho bất kỳ ứng dụng nào đã được cài đặt trên Android.
Bước 3: Có hai lựa chọn là:
- Xóa tất cả dữ liệu: Là xóa toàn bộ những dữ liệu bạn đã lưu trên ứng dụng tiktok như video nháp… Nếu muốn ứng dụng tiktok chạy mượt hơn thì chọn dòng này.
- Xóa bộ nhớ đệm: Là xóa cache đã lưu trong quá trình bạn sử dụng tik tok. Chúng tôi khuyên bạn nên chọn cách này.
Tương tự, bạn có thể giảm bớt dụng lượng bộ nhớ điện thoại và tăng tốc điện thoại Android bằng cách tìm và xóa Cache cho các ứng dụng khác như FB, trình duyệt Google Chrome…
Cách 6: Tắt tính năng hình nền động trên điện thoại
Chắc chắn, hình nền động trên màn hình chính của bạn trông lạ mắt, nhưng nó có thể là nguyên nhân làm điện thoại bạn chạy chậm.
Nếu bạn đang gặp phải độ trễ lâu khi chuyển đổi giữa các ứng dụng hoặc khi nhấp ra khỏi ứng dụng để quay lại màn hình chính, hãy thử cài đặt lại nền tĩnh và xem có hữu ích không. Sử dụng hình ảnh yêu thích từ thư viện của mình để cài đặt hình nền điện thoại đơn giản để giúp cải thiện tốc độ điện thoại.
Cách 7: Không nên cài đặt các ứng dụng dọn dẹp, tăng tốc điện thoại
Mặc dù được quảng cáo là các ứng dụng giúp tăng tốc điện thoại, tăng hiệu suất cho Android nhưng trình diệt tác vụ và ứng dụng quản lý bộ nhớ của bên thứ ba thường gây hại nhiều hơn lợi. Các thiết bị Android tự quản lý bộ nhớ RAM rất hiệu quả.
Nhiều người dùng điện thoại Android lâu năm đã nhận xét là người dùng không nền cài các app dọn dẹp file rác hay các ứng dụng tăng tốc điện thoại vì chúng chỉ làm giảm tốc độ xử lý trên điện thoại bạn và không mang lại nhiều hiệu quả như mong đợi.
Các ứng dụng như Clean Master cũng thường xuyên xóa bộ nhớ cache của ứng dụng – làm chậm hoạt động của chúng thay vì tăng tốc.
Một điều cần lưu ý nữa là các ứng dụng dọn dẹp, tối ưu điện thoại thường yêu cầu nhiều quyền truy cập vào bộ nhớ, danh bạ, hình ảnh trên điện thoại mình. Các quyền riêng tư của mình và bảo mật của thiết bị khi sử dụng các ứng dụng của bên thứ ba như vậy – nhiều ứng dụng trong số đó yêu cầu quyền rộng rãi và không chính xác cẩn thận khi xử lý dữ liệu của bạn.
Cách 8: Thử root điện thoại Android
Đối với người dùng có nhiều kinh nghiệm sử dụng điện thoại Android, thao tác Root điện thoại Android sẽ giúp bạn cài đặt được nhiều tính năng nâng cao hơn.
Với thiết bị đã root, bạn có quyền tự do cài đặt các bản ROM sạch hơn có thể chạy trơn tru hơn so với thiết lập hiện tại của bạn và thậm chí ép xung bộ xử lý, bẻ khóa phần cứng của bạn để làm cho nó chạy nhanh hơn.
Root điện thoại Android là một quá trình phức tạp và nó sẽ mất thời gian bảo hành trên điện thoại. Người dùng bất cẩn có thể làm hỏng hệ điều hành của điện thoại.
Đây là cách tăng tốc điện thoại Android nâng cao, bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện thao tác này.
Cách 9: Khôi phục lại cài đặt gốc trên điện thoại Android
Khôi phục cài đặt gốc sẽ khôi phục điện thoại về tình trạng ban đầu khi bạn mới mua điện thoại mới, điều này sẽ xóa sạch các phần mềm còn sót lại và mã lỗi có thể làm tắc nghẽn hiệu suất.
Nhưng việc khôi phục lại cài đặt gốc sẽ xóa toàn bộ dữ liệu hiện có trên điện thoại Android của bạn nhưng chắc chắc đây là phương pháp cuối cùng và là cách tăng tốc điện thoại hiệu quả nhất. Nhưng cái giá phải trả tương đối lớn là dữ liệu của bạn sẽ mất sạch.
Kết luận: Đây là 9 cách tăng tốc điện thoại Android hiệu quả nhất 2022 mà người dùng có thể áp dụng trên điện thoại của mình.